Nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu trong xây dựng nhà ở vùng nông thôn Thái Nguyên. Do những đặc điểm về địa lý và khí hậu, kiến trúc xây dựng nhà ở và cách sắp xếp, bài trí không gian sống trong ngôi nhà ở Thái Nguyên tiêu biểu cho kiến trúc nhà ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ có những nét độc đáo, phản ánh một phần kho tàng văn hóa và nghệ thuật kiến trúc của dân tộc và tài hoa của những cư dân nơi đây.

Ngôi nhà từ xưa đến nay trong quan niệm của người Việt không chỉ là nơi che nắng che mưa, mà còn là mái ấm gìn giữ văn hóa truyền thống, nét đẹp của gia đình dòng họ, nơi nuôi dưỡng tâm hồn Việt.

Kiến trúc nhà ở Thái Nguyên

Kho tàng văn hóa và nghệ thuật kiến trúc nhà ở độc đáo của vùng đất Thái Nguyên

Hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, đến luỹ tre rủ bóng mát trên đường làng, hay vườn cây, ao cá… vốn là nét đẹp đặc trưng của làng quê Thái Nguyên. Ngày trước, muốn vào làng, người dân phải đi qua cổng làng. Cổng được xây bằng gạch, đứng sừng sững, uy nghiêm như chứng tích thời gian, ghi dấu bao kỷ niệm vui buồn của một đời người. Qua cổng làng, ta sẽ bước vào thế giới làng với hệ thống đường ngang ngõ tắt như xương cá, dù đi đến đâu, thì nhà nào nhà nấy cứ mở cổng là gặp ngõ, qua ngõ là đường làng. Làng quê Thái Nguyên được bao bọc bởi những luỹ tre xanh, sau luỹ tre là những mái nhà tranh ấm cúng.

Kiến trúc nhà ở nông thôn vùng đồng bằng Thái Nguyên xưa khá giống nhau, đó là những ngôi nhà một tầng đơn sơ, nền làm sát mặt đất, vật liệu chủ yếu là tre, nứa lá, rơm rạ. Khuôn viên nhà gồm: qua cổng đến vườn cây, vào đến sân rồi mới đến nhà chính, nhà phụ, nhà bếp, khu vệ sinh, chuồng nuôi gia súc, trâu bò, vườn sau ao trước, hàng rào cây bao quanh, bên ngoài bao bọc bởi lũy tre làng… tạo nên mô hình sinh thái khép kín vườn – ao – chuồng.

Một không gian truyền thống kiến trúc nhà ở Thái Nguyên

Quá trình lên ý tưởng xây dựng thiết kế kiến trúc nhà ở nông thôn Thái Nguyên xưa là sự tích lũy vốn sống ngàn đời của người nông dân, nhà cửa của họ khi xây dựng phải phù hợp với môi trường thiên nhiên, nương nhờ vào thiên nhiên tạo nên một hệ sinh thái bền vững. Người Thái Nguyên rất coi trọng việc chọn địa điểm làm nhà, dựa trên kinh nghiệm và sự hiểu biết về vùng đất cư ngụ sinh sống, sao cho thuận lợi để tận dụng giá trị của đất.

Ông cha ta ở Thái Nguyên đã đúc kết nhiều kinh nghiệm quý trong quá trình từ chọn đất, chọn hướng đến kiến trúc xây dựng nhà ở, ví dụ “Lấy vợ hiền hòa, chọn nhà hướng nam”. Vốn gần biển, trong khu vực gió mùa nên trong bốn hướng chỉ có hướng nam là tránh được nắng chiều hướng tây, gió lạnh từ phương bắc (gió mùa đông bắc), bão từ phía đông và hứng được gió nồm thổi đến từ phía nam vào mùa nóng.

Ngoài ra, cha ông ta cũng còn dựa vào thuyết phong thủy để tìm những thế đất tụ linh, tụ phúc… phù hợp với vận mạng của từng gia chủ khi đặt móng xây nhà

Ngôi nhà thường chiếm tỉ lệ khá nhỏ so với diện tích khuôn viên, phần lớn được làm sân vườn trồng rau, hoa màu và cây ăn quả, làm hàng rào… tạo nguồn rau tươi, bóng mát có tác động điều hòa môi trường, che nắng, gió và chắn tầm nhìn vào nhà.

Như vậy, cách ứng xử với các yếu tố thiên nhiên cho thấy khả năng thích ứng và chủ động của người dân vùng châu thổ sông Hồng trong ứng phó và tận dụng thiên nhiên khi xây dựng không gian cư trú, thể hiện sự hòa hợp hoàn toàn với thiên nhiên.

Đây cũng là kinh nghiệm đúc rút qua nhiều năm, nhiều thế hệ của cư dân Thái Nguyên nơi đây, tạo nên nét kiến trúc độc đáo trong việc xây dựng nhà ở không gian đời sống văn hóa mà biểu trưng là khuôn viên ngôi nhà gắn với cảnh sắc và con người, tạo nên biểu tượng về văn hóa làng quê Việt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0352866109